Trong Phần I Kiểm định SEO, mình đã phân tích các phiên bản cập nhập thuật toán Google Panda và Penguin,
cũng như các tác động của mỗi thuật toán tới thứ hạng tìm kiếm của một
trang web. Theo đó, mình cũng chỉ ra kết cục cho những SEOer ương ngạnh,
cố tình sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen.
Bài viết ngày hôm nay, mình sẽ đi vào phân tích chi tiết thuật ngữ SEO mũ xám. Đối với rất nhiều SEOer, có vẻ thuật ngữ SEO mũ xám còn khá mới lạ.
Bài viết ngày hôm nay, mình sẽ đi vào phân tích chi tiết thuật ngữ SEO mũ xám. Đối với rất nhiều SEOer, có vẻ thuật ngữ SEO mũ xám còn khá mới lạ.
Vậy SEO mũ xám là gì?
Trước hết, về cơ bản SEO được phân thành hai loại chính gồm SEO “mũ trắng" (SEO sạch) và SEO “mũ đen” (SEO bẩn). Khoảng chênh giữa SEO sạch và SEO bẩn được gọi là SEO “mũ xám”.
Trong SEO, khoảng trống mập mờ của “mũ xám” hoặc sẽ đưa bạn đến gần hơn các phương án SEO sạch hoặc sẽ lôi tuột bạn vào thế giới SEO bẩn bất cứ lúc nào.
SEO mũ xám có thể được coi là hành động SEO sạch nếu
bạn tuân thủ các hướng dẫn từ SE và có ý định cung cấp các giá trị cho
khách truy cập vào trang web của mình. Nhưng một khi bạn quá lạm dụng
các kỹ thuật mánh khóe, thao tác SE, điều này sẽ khiến cho SE nghi ngờ
về tính minh bạch trong hành động SEO của bạn và nghiễm nhiên, bạn trở
thành SEOer bẩn.
Về cơ bản, SEO mũ xám phát triển website của bạn theo phương thức của SEO mũ trắng
nhưng để tiết kiệm thời gian đẩy web của bạn lên top, các SEOer lại
dùng phương thức của mũ đen, cách thức này tạm thời có thể qua mặt các
công cụ tìm kiếm và khả năng tăng hạng khá nhanh. Vấn đề ở chỗ làm thế
nào để biết được giới hạn của việc sử dụng phức thức mũ xám một cách quá
đà. Chỉ một chút nôn nóng, các SEOer mũ xám sẽ nhanh chóng hóa thân
thành mũ đen. Và kết quả ra sao ư? Mình nghĩ các bạn đã đoán ra rồi.
Một số thủ thuật SEO mũ xám:
- Trao đổi liên kết 3 chiều: Một trao đổi liên kết 3
chiều dùng để chỉ một loại trao đổi liên kết tương hỗ giữa ba lĩnh vực
thay vì hai, Một trao đổi liên kết đối ứng gần đây trở thành một trong
các thủ thuật SEO
khá phổ biến. Sau khi có một thứ hạng nhất định các SEOer đổi sang các
thủ thuật mũ trắng bình thường. Tuy nhiên, nếu ai sử dụng chiến thuật
này hay quá lạm dụng, tỷ lệ phần trăm bị “ban” là khá cao. Cộng thêm sự
thay đổi cập nhập thuật toán thường xuyên tập trung vào giá trị tự nhiên
của liên kết, kỹ thuật này đang dần mất đi giá trị của nó.
- Article spinning: Kỹ thuật tạo ra một bài viết mới
dựa trên bài viết cũ hoặc một phần bài viết cũ. SEOer mũ xám copy một
bài viết từ một web khác, sau đó chỉnh sửa cho nó trong mới mẻ và khác
lạ hơn. Đây được coi là phương thức tránh một hình phạt nội dung trùng
lặp. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bạn rất dễ vướng phải vấn đề về vi
phạm bản quyền. Nhiều SEOer cực kỳ tin tưởng vào kỹ thuật này, các bạn
ấy cho rằng nếu một bài viết được chỉnh sửa lại tốt hơn bài viết trước,
nội dung đó sẽ có thể đứng vững khi Panda ập đến bất cứ khi nào.
- Mua tên miền cũ: Một số webmaster mua lại các tên
miền cũ đã có độ uy tín tên miền và backlinks nhất định để liên kết trở
lại các trang mà họ muốn hiển thị tốt trên SERP.
- Mua tên miền hết hạn: Các webmaster săn lùng các
tên miền hết hạn để mua lại, sau đó sẽ thay đổi chúng để liên kết tới
các trang muốn hiển thị. Cách này rất dễ bị Google đánh giá là bạn có
dấu hiệu đầu cơ.
- Boom Google: Boom Google hay là Googlewashing, là hành động tao ra một lượng lớn liên kết để giúp một trang hiển thị tốt trong tìm kiếm..
- Thao tác nội dung với CSS: Thuật toán Google
đã có thể hiểu rõ nội dung html/xhtml. Google hiện tại không phân tích
nội dung CSS và xác định các phần text ẩn. Bọ tìm kiếm sẽ xác định tại
sao tệp tin CSS đó lại tồn tại. Áp dụng CSS để làm ẩn phần nội dung trên
trang được coi là một cách khá hay. Tuy nhiên, nếu như ai đó cố tình
lạm dụng kỹ thuật này để ẩn phần nội dung trên trang, thì đây chắc chắn
không phải là cách làm lâu dài. Điều mình muốn nói là khi các bạn làm
dụng kỹ thuật này thì sẽ không thể tránh khỏi bọ lọc spam của Google
cũng như những máy tìm kiếm khác.
- Tạo một trang tối ưu riêng cho mỗi từ khóa: Bằng cách tạo ra một trang web tối ưu riêng cho mỗi keyword mục tiêu có thể giúp điều hướng lưu lượng cho loại keyword long tail.
Cách này được biết đến là tốn kém thời gian, nhưng trong nhiều trường
hợp, nó phát huy tác dụng khá tốt. Khi sử dụng kỹ thuật này, tốt nhất
các chủ trang web nên release trang của mình từ từ để tránh kích hoạt
bộ lọc thư rác của máy tìm kiếm.
- Microsites (web nhỏ): Sử dụng kỹ thuật Microsite
để tạo ra những trang web khác nhau cho mỗi một phân ngành của một công
ty. Mình lấy vị dụ, một trang web về người làm vườn, sau đó mình có thể
nói về không gian, cây cối, vv...Cách này có thể phản tác dụng nếu chúng
ta quá lạm dụng. Lưu ý đặc biệt, đối với các trang web sử dụng kỹ thuật
này, nên chắc chắn đồng nhất số điện thoại và địa chỉ của công ty, tổ
chức mình.
Lý do sử dụng các kỹ thuật mũ xám?
Công bằng mà nói, các kỹ thuật này được sử dụng nhằm cố gắng đánh bại các bot tìm kiếm và tăng thứ hạng của một trang web trong SERP. Trong một vài trường hợp, các kỹ thuật mũ xám được cho là hoạt động bất nguyên tắc, tuy nhiên khá nhiều SEOer vẫn rất coi trọng và đang sử dụng khá rộng rãi.
Các phương pháp mũ xám có thể gây ra nhiều rủi ro cho người sử dụng. Một khi máy tìm kiếm phát hiện thấy, trang web sẽ nhanh chóng nằm trong danh sách penalty của chúng.
Các phương pháp mũ xám có thể gây ra nhiều rủi ro cho người sử dụng. Một khi máy tìm kiếm phát hiện thấy, trang web sẽ nhanh chóng nằm trong danh sách penalty của chúng.
SEO mũ xám khôn ngoan hơn SEO mũ đen trong trường hợp bạn sử dụng mũ xám nhưng liều lượng thích hợp, và không phá vỡ quy tắc của Google.
Ban đầu, nhiều trang web hoạt động với mục đích tốt đẹp, sử dụng SEO sạch. Tuy nhiên, với một quá trình SEO đúng chuẩn, trang web sẽ phải chờ đợi rất lâu mới có thể thấy đứa con của mình được xếp hạng cao. Do đó, có thể vì quá nôn nóng, và bị cám dỗ bởi những lợi ích tức thời, nhiều SEOer đã quyết định từ bỏ con đường chân chính, và đến với SEO không lành mạnh.
Ban đầu, nhiều trang web hoạt động với mục đích tốt đẹp, sử dụng SEO sạch. Tuy nhiên, với một quá trình SEO đúng chuẩn, trang web sẽ phải chờ đợi rất lâu mới có thể thấy đứa con của mình được xếp hạng cao. Do đó, có thể vì quá nôn nóng, và bị cám dỗ bởi những lợi ích tức thời, nhiều SEOer đã quyết định từ bỏ con đường chân chính, và đến với SEO không lành mạnh.
Mình xin mách các bạn một vài điều như sau:
- Luật lệ và nguyên tắc tìm kiếm của các SE thay đổi thường xuyên. Vì
vậy webmaster và cả SEOer chúng ta cần cập nhập và nắm rõ chúng. Điều
này sẽ giúp trang web phần nào tránh khỏi hình phạt khi thuật toán thay
đổi.
- Sử dụng những kỹ thuật SEO
mờ ám có thể chưa thể khiến các trang web bị giảm thứ hạng, nhưng nó có
thể tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung .
- Cần để ý đến các blog đánh giá sản phẩm. Đây cũng được coi như một
hoạt động mũ xám. Nói đúng hơn, một số blogger được thuê và được trả một
khoản tiền để viết bài blog đánh giá về một sản phẩm của bạn, sau đó
tạo một liên kết trỏ tới trang đó. Đây khác nào việc chúng ta đi mua
liên kết đây. Google sẽ không nhẹ tay đâu.
Social media và SEO mũ xám/mũ đen
Có một khoảng trống giữa các thủ thuật mũ xám và các thủ thuật mũ
đen, tại đây tồn tại nhiều rủi to rình rập. Trong thời đại của các mạng
xã hội hiện nay, các SEOer dễ dàng sử dụng các kỹ thuật như thế để thu
về những lợi ích tức thời, thậm chi khi phải chi kha khá tiền để mua
lượt like từ người dùng cho trang web trên mạng xã hội của họ.
Rất nhiều trang bán like facebook, và các mạng xã
hội khác, bạn có thể thấy chúng rất rẻ nhưng hầu như hiệu quả tương tác
trên mạng xã hội là không có và đương nhiên chúng cũng không thể giúp
bạn tăng hạn được. Và nếu không cẩn thận với những hành vi mua bán trái
phép bạn sẽ bị Google, Twitter hay Facebook khóa tài khoản miễn phí.
Điển hình các thủ đoạn “kiếm like” như sau:
- Nhiều người cố gắng tạo ra các mạng lưới xã hội để truyền bá trang
web rộng rãi, mua bán các tài khoản Facebook- Twitter, hay thậm chí có
những người mua cả người theo đuôi (follower). Cách này rất dễ khiến SEO
của bạn bị nhiễm phải các phần mềm độc hại, có thể ảnh hưởng đến thứ
hạng.
- Một số đông mua lượt like từ lượng người ở các nước đang phát triển với cái giá rất rẻ.
Mua like được gì, mất gì?
Ok, cứ coi như bạn bỏ tiền (hoặc bỏ công) theo những cách trên để có
được một số lượng like mong muốn và không cần đến phát triển nội dung,
vậy thì bạn sẽ được gì, chúng ta hãy xem xét từng khía cạnh nhé:
- Thứ nhất, nhìn chung, page của bạn sẽ “có vẻ” uy tín, chỉ cần bạn chỉnh chu hình ảnh và thường xuyên post bài cho nó “có vẻ” hữu ích và được nhiều người thích là được.
- Thứ hai, tính gắn kết khách hàng không cao, vì họ “like” bạn không phải vì học thích bạn mà vì mục đích khác. Họ có thể dễ dàng unlike bất cứ lúc nào.
- Thứ ba, doanh số chẳng tăng dù số lượng người thích tăng vù vù.
- Thứ tư, khả năng bị “tử hình” sẽ rất cao nếu như bạn làm quá lố. Ở Việt Nam mình đây thôi, nhiều page đã bị đóng cửa bị chỉ lo chạy like mà không chăm chút cho nội dung. Vậy là tiền mất, tật mang, và rồi thương hiệu cũng bị ảnh hưởng.
Lời kết: Hầu hết các công ty về dịch vụ SEO
hoặc cá nhân SEOers khi làm SEO cho website thường áp dụng kỹ thuật “mũ
xám” nhiều hơn, vì nếu áp dụng kỹ thuật “mũ trắng”, thời gian sẽ lâu
hơn, mà chi phí thì không cho phép. Thật khó phân biệt được các bước đi
của website khi SEO mũ xám. Kết quả nhanh hơn kỹ thuật “mũ
trắng”. Nguy cơ bị “banned” thấp, tuy rằng khá rủi ro. Trên góc độ
nghiên cứu và làm SEO cho khách hàng nhiều năm, bản thân mình nhận thấy
việc SEO mũ trắng hay mũ xám đều không là vấn đề. Nếu bạn hiểu rõ chúng
và biết dùng đúng thời điểm theo cách linh hoạt thì bạn sẽ thấy được
hiệu quả rất từ SEO.
Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm tại webdesignerdepot.com.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét